Yếu tố nguy cơ nghề nghiệp ảnh hưởng đến giọng nói của giáo viên

Yếu tố nguy cơ nghề nghiệp ảnh hưởng đến giọng nói của giáo viên

Ngày cập nhật: 02/05/2024

Giáo viên là nghề bắt buộc phải nói nhiều và nói nhiều kéo dài có thể gây tổn thương họng, thanh quản dẫn đến khản hay mất giọng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, giáo viên có tỷ lệ mắc các vấn đề về giọng nói khá cao. Ví dụ ở Mỹ, tỷ lệ giáo viên chỉ chiếm 4 % lực lượng lao động nhưng chiếm tới 19,6 % các trường hợp đến khám do các vấn đề về giọng nói; Ở Thụy Điển tỷ lệ này là 5,9 % và 16 %.

Giọng nói đối với nghề giáo viên là một công cụ để lao động, khi giọng nói bị thay đổi hay mất giọng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, làm giảm nguồn cảm hứng và tự tin của người giáo viên, thậm chí có thể làm cho giáo viên giảm cơ hội thăng tiến, phải thay đổi công việc, nghỉ dạy… Chính vì vậy, người giáo viên cần phải đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc giọng nói của mình.

Một số yếu tố nguy cơ nghề nghiệp ảnh hưởng đến giọng nói.
– Tính chất công việc đòi hỏi phải nói nhiều: Nói để giảng bài, giải thích cho học sinh, quản lý học sinh trong lớp…
– Trường học thường ở các khu vực trung tâm có tiếng ồn cao làm cho âm nền trong lớp học cao.
– Thường phải nói ở khoảng cách xa với người nghe: Lớp rộng, số lượng học sinh đông…
– Không khí nơi làm việc khô do sử dụng điều hòa không khí và nhiều bụi phấn
– Nguy cơ tiếp xúc với các nguồn bệnh gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên lây từ học sinh (trẻ em thường mắc các bệnh mũi họng). Nhiễm khuẩn hô hấp trên thường ảnh hưởng đến dây thanh âm gây khàn, mất giọng.
Các biểu hiện khi có vấn đề về giọng nói
– Nói không được thoải mái, thay đổi ngữ điệu giọng nói, nói ngắt quãng;
– Khi nói hay bị ngắt quãng, không nói được to và kéo dài
– Giảm không thay đổi được ngữ điệu của giọng nói
– Cảm giác khô đau, vướng, khó chịu trong miệng, họng, nhất là khi phải nói to.
– Khó nuốt, có thể ho hoặc nghẹn khi nuốt
– Đau các cơ vùng cổ họng, có thể kèm theo đau tai;
– Cảm giác khó phát âm, khàn giọng, khản tiếng, mất tiến
Giảm các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp.
– Bố trí thời gian làm việc nghỉ ngơi hợp lý, giảm tối đa số tiết giảng trong ngày
– Cải thiện môi trường làm việc, giảm tối đa mức âm nền.
– Giảm các yếu tố căng thẳng gây stress, tránh cáu giận, ức chế không cần thiết.
– Hãy chú ý không để không khí trong phòng học không quá khô (nhất là khi có sử dụng điều hòa) bằng một chậu cây cảnh hoặc một bát nước.
– Hạn chế phải nói to và nói nhiều:
+ Hãy sử dụng micro và các thiết bị nghe nhìn khi giảng để hạn chế thời gian phải diễn giải.
+ Nên đặt các câu hỏi để học sinh trả lời hoặc cho học sinh làm bài tập để hạn chế thời gian diễn giải
+ Nên hạ thấp giọng hơn khi cần yêu cần học sinh tập trung hoặc có thể sử dụng các ký hiệu thay thế như âm thanh ( vỗ tay), tín hiệu thị giác (giơ tay)…
+ Có thể sử dụng sự im lặng để nhấn mạnh hoặc gây chú ý vào một vấn đề nào đó
Hãy đợi cho lớp học giữ trật tự trước khi nói
Một số biện pháp dự phòng để bảo vệ giọng nói

– Điều chỉnh giọng nói khi giảng
+ Nói từ từ trước khi công việc đòi hỏi bạn phải nói nhiều
+ Thư giãn thả lỏng vai, cổ; thỉnh thoảng hít một hơi thật sâu
+ Khi nói hãy chú ý đến tư thế: Tay nên buông xuôi thoải mái khi nói.
+ Tránh phải hét to: Hãy biết rằng giọng của trẻ em thường cao hơn người lớn, do vậy không cần thiết phải hét to hơn giọng của chúng.
+ Tránh ho nhiều bằng cách uống một ngụm nước nhỏ hay cố gắng nuốt. Nếu không chịu được, hãy ho một cách nhẹ nhàng nhất có thể.
+ Không nên nói thì thầm vì nó có thể khiến bạn khó khăn khi muốn nói to.
+ Hãy hát thầm nếu giọng của bạn bị khàn, mệt mỏi hoặc đau họng.
– Biết được các dấu hiệu ban đầu của mệt mỏi giọng nói:
+ Hãy nghỉ dạy nếu bạn được chẩn đoán là viêm thanh quản
+ Nữ giáo viên nên hạn chế nói và la hét vào những ngày hành kinh.
+ Chú ý điều chỉnh giọng nói nhất là trong thời gian đang điều trị viên họng cấp hoặc mạn.
+ Hãy đi khám ngay khi có các biểu hiện viêm họng, thanh quản và có thay đổi về giọng nói.
 
– Chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi
+ Uống nhiều nước (2 lít/ngày) hoặc nước ép trái cây, lượng nước uống chia làm nhiều lần trong ngày.
+ Cố gắng an hạn chế các loại gia vị, không hút thuốc, uống rượu.
+ Tránh ăn uống các đồ quá nóng vì nó có thể gây ra khô và mất lớp nhầy ở họng.
+ Thu xếp để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, thể dục thể thao.
+ Giữ cho cổ họng ẩm như nhai kẹo cao su, súc miệng bằng nước muối.

Vũ Xuân Trung, Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp (Theo Tạp chí Bảo hộ lao động)

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

Chế độ ăn đúng cách cho người Đái tháo đường

30/07/2024
Chế độ ăn kiêng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo mục tiêu điều trị của bác sĩ.

Tiền đái tháo đường – Nguy cơ và cách phòng tránh

03/05/2024
Làm thế nào để phát hiện tiền ĐTĐ, làm cách nào để phòng chống, có thể điều trị được không?

Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường

03/05/2024
Chỉ số đường huyết (ĐH) sau ăn tăng vọt là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch hàng đầu. Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, kiểm soát chỉ số ĐH sau ăn bình thường và ổn ...