Phát hiện sớm & chẩn đoán ung thư phổi

Phát hiện sớm & chẩn đoán ung thư phổi

Ngày cập nhật: 03/05/2024

Rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi không hề có triệu chứng ở giai đoạn đầu, đến khi có các triệu chứng như: ho, đau ngực, khó thở, gầy sút cân... họ mới đi khám, khi đó hầu hết các trường hợp bệnh đều đã ở giai đoạn muộn: không thể mổ cắt bỏ u phổi được. Ung thư phổi thường được phát hiện muộn, hầu hết các trường hợp ung thư phổi được phát hiện ở Việt Nam đều ở giai đoạn muộn, không còn chỉ định phẫu thuật. Thời gian sống sau khi được phát hiện rất ngắn. Do vậy, việc phát hiện sớm ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng.

Để tìm ra nguyên nhân gây ra những triệu chứng ung thư phổi, bác sỹ phải xem xét tiền sử của người bệnh, tiền sử hút thuốc, tiếp xúc với các chất ở môi trường tự nhiên và môi trường lao động, tiền sử ung thư của gia đình. Bác sĩ khám bệnh và có thể cho chụp X-Quang lồng ngực và làm các xét nghiệm khác. Nếu nghi ngờ ung thư phổi thì sẽ chỉ định làm thêm xét nghiệm tế bào trong đờm (quan sát dưới kính hiển vi những tế bào lấy từ mẫu dịch nhầy ở phổi khi ho) là một xét nghiệm đơn giản mà có thể có ích cho việc phát hiện ra bệnh ung thư. Để chẩn đoán xác định ung thư phổi, bác sĩ phải nghiên cứu mô phổi. Sinh thiết – việc lấy một mẫu mô nhỏ ở phổi để chuyên gia mô bệnh học quan sát dưới kính hiển vi – có thể cho biết một người có bị ung thư hay không. Một số thủ thuật được thực hiện để có thể lấy được mẫu bệnh nhẩm này:

– Nội soi phế quản. Bác sỹ đưa một ống soi phế quản (một ống nhỏ có nguồn sáng) vào miệng hoặc mũi và luồn xuống khí quản để quan sát các đường hô hấp. Qua ống này bác sĩ có thể lấy các mẫu tế bào hoặc mẫu mô nhỏ.
– Chọc hút bằng kim. Một mũi kim được đâm xuyên qua thành ngực vào khối u để lấy mẫu mô.
– Chọc dịch màng phổi. Dùng kim lấy mẫu dịch bao quanh phổi để tìm tế bào ung thư.
– Mở lồng ngực. Đôi khi cần phải tiến hành phẫu thuật mở lồng ngực để chẩn đoán ung thư phổi. Đây là một đại phẫu thuật được thực hiện ở bệnh viện.

Phát hiện sớm ung thư phổi

Nếu bạn có một triệu chứng và dấu hiệu cho thấy ung thư phổi, bác sĩ của bạn phải tìm hiểu xem liệu nó bắt nguồn từ ung thư hay các bệnh khác. Bạn có thể được yêu cầu làm một số xét nghiệm máu và các thủ tục chẩn đoán:
– Kiểm tra thể trạng sức khỏe.
– Chụp X-quang Vùng Ngực
– Chụp Cắt Lớp Điện Toán (CT)

Người bệnh cần làm thêm một số xét nghiệm sau để lấy bệnh phẩm:
– Xét nghiệm đờm để tìm các tế bào ung thư .
– Chọc dịch màng phổi: Bác sĩ dùng một ống kim dài để lấy dịch (từ màng phổi) từ lồng ngực. Phòng xét nghiệm kiểm tra dịch để tìm các tế bào ung thư. Phương pháp này chẩn đoán được trên 90% bệnh nhân
– Nội soi phế quản: Bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng, nhẹ (ống soi phế quản) qua mũi hoặc miệng để đi vào phổi. Bác sĩ có thể lấy mẫu tế bào bằng ống kim, bàn chải, hoặc những dụng cụ khác. Bác sĩ cũng có thể rửa sạch vùng xét nghiệm bằng nước và thu thập tế bào trong nước rửa. Với bệnh nhân bị ở vùng rìa phổi thì phương án này không cho kết quả chính xác.

Chẩn đoán ung thư phổi
Để tìm ra nguyên nhân gây ra những triệu chứng ung thư phổi, bác sĩ phải xem xét tiền sử của người bệnh, tiền sử hút thuốc, tiếp xúc với các chất ở môi trường tự nhiên và môi trường lao động, tiền sử ung thư của gia đình.

Bác sĩ khám bệnh và có thể cho chụp X quang lồng ngực và làm các xét nghiệm khác. Nếu nghi ngờ ung thư phổi thì xét nghiệm tế bào trong đờm (quan sát dưới kính hiển vi những tế bào lấy từ mẫu dịch nhầy ở phổi khi ho) là một xét nghiệm đơn giản mà có thể có ích cho việc phát hiện ra bệnh ung thư. Để chẩn đoán ung thư phổi, bác sĩ phải nghiên cứu mô phổi. Sinh thiết tức là lấy một mẫu mô nhỏ ở phổi để chuyên gia mô bệnh học quan sát dưới kính hiển vi. Sinh thiết có thể cho biết một người có bị ung thư hay không.

Một số thủ thuật được thực hiện để có thể lấy được mẫu bệnh phẩm này:
– Nội soi phế quản. Bác sĩ đưa một ống soi phế quản (một ống nhỏ có nguồn sáng) vào miệng hoặc mũi và luồn xuống khí quản để quan sát các đường hô hấp. Qua ống này bác sĩ có thể lấy các mẫu tế bào hoặc mẫu mô nhỏ.
– Chọc hút băng kim. Một mũi kim được đâm xuyên qua thành ngực vào khối u để lấy mẫu mô.
– Chọc dịch màng phổi. Dùng kim lấy mầu dịch bao quanh phổi để tìm tế bào ung thư.
– Mở lồng ngực. Đôi khi cần phải tiến hành phẫu thuật mở lồng ngực để chẩn đoán ung thư phổi. Đây là một đại phẫu thuật được thực hiện ở bệnh viện.

Phân giai đoạn
Nếu đã chẩn đoán là ung thư phổi thì bác sĩ cần biết giai đoạn (hoặc là phạm vi) của bệnh. Tiến hành phân giai đoạn để biết được ung thư đã lan rộng chưa và nếu đã lan thì đến bộ phận nào của cơ thể. Ung thư phổi thường lan lên não hoặc vào xương. Biết được bệnh đang ở giai đoạn nào sẽ giúp cho bác sĩ lập kế hoạch điều trị.

Một số xét nghiệm được sử dụng để xác định mức độ lan của ung thư gồm:
– Chụp cắt lớp vi tính. Một máy vi tính được nối với một máy chụp X quang cho một loạt những bức tranh chi tiết về các bộ phận bên trong cơ thể.
– Chụp cộng hưởng từ hạt nhân. Một nam châm mạnh được nối với một máy vi tính cho những bức tranh chi tiết về các bộ phận bên trong cơ thể.
Theo http://benhvienungbuouhungviet.vn/

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

Chế độ ăn đúng cách cho người Đái tháo đường

30/07/2024
Chế độ ăn kiêng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo mục tiêu điều trị của bác sĩ.

Tiền đái tháo đường – Nguy cơ và cách phòng tránh

03/05/2024
Làm thế nào để phát hiện tiền ĐTĐ, làm cách nào để phòng chống, có thể điều trị được không?

Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường

03/05/2024
Chỉ số đường huyết (ĐH) sau ăn tăng vọt là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch hàng đầu. Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, kiểm soát chỉ số ĐH sau ăn bình thường và ổn ...