Ô nhiễm không khí: Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư

Ô nhiễm không khí: Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư

Ngày cập nhật: 03/05/2024

Trong một nghiên cứu mới từ Đại học Stony Brook ở New York cho thấy chỉ có 10% - 30% bệnh ung thư bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân không giải thích được. Còn lại 70% đến 90% là kết quả của các yếu tố môi trường hoặc thói quen sinh hoạt cá nhân – theo ViCare.
Viện Ung thư MD Anderson (Mỹ) cho biết hơn 70% trường hợp ung thư là do yếu tố môi trường như không khí ô nhiễm, sử dụng nước uống, thực phẩm “bẩn”, môi trường làm việc độc hại… Vậy yếu tố môi trường tại sao lại được đánh giá là nguyên nhân cao nhất dẫn đến căn bệnh ung thư?

Ung thư là gì?

Về cơ bản, ung thư được gây ra bởi sự phân chia không kiểm soát của các tế bào bị lỗi trong quá trình phân bào. Khi các tế bào phân chia quá mức có thể tạo ra một khối u. Nếu các tế bào của khối u không lây lan và phát triển thì gọi là u lành tính, chúng không phải ung thư và thường có thể loại bỏ được.

Ngược lại nếu các tế bào có thể xâm nhập vào các mô hoặc các cơ quan khỏe mạnh, hoặc lây lan khắp cơ thể qua máu hay hệ bạch cầu và liên tục phát triển mạnh thì các khối u này là u ác tính và có thể di căn, hay còn gọi là ung thư. Khi tất cả của các mô cơ thể bị thoái hóa bởi sự tăng trưởng khối u và dẫn đến cái chết.

Những nguyên nhân dẫn đến mắc ung thư

Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn nhiều chất mỡ động vật, tiêu thụ quá mức các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu nhưng ăn ít chất xơ sẽ có nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Ăn các loại thịt xông khói, thịt nguội, cá muối, các loại mắm, dưa muối, cà muối có nhiều muối nitrat, nitrit, và nitrosamin là các chất gây ung thư thực quản và dạ dày.

Gạo và lạc là 2 loại thực phẩm dễ bị nấm mốc Aspergillus flavus xâm nhiễm và tiết ra một loại chất độc là aflatoxin, chất này gây ra ung thư gan nguyên phát.

Những người ít vận động thể chất dẫn đến thừa cân, béo phì làm cơ thể sản xuất nhiều estrogen kích hoạt ung thư. Trọng lượng cơ thể quá mức có mối liên hệ với nguy cơ phát triển ung thư vú phụ nữ sau khi mãn kinh.

Sử dụng các chất bảo quản thực phẩm, các chất nhuộm màu thực phẩm có nguồn gốc hoá học, các chất trung gian chuyển hoá và sinh ra từ thực phẩm bị nấm mốc, lên men là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư như ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại tràng…

Yếu tố môi trường

Theo cơ quan này, trước đây ô nhiễm không khí được biết đến là nguyên nhân gây bệnh tim và phổi, nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy nó còn góp phần đáng kể trong việc gây ung thư.

Thống kê gần đây nhất có tới 223.000 người tử vong vì ung thư phổi mỗi năm ở khắp nơi trên thế giới do ô nhiễm không khí gây ra. Trong đó, hơn một nửa các trường hợp tử vong được cho là ở Trung Quốc và các nước Đông Á khác. Quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng tạo nên các thành phố đầy khói bụi điển hình như Bắc Kinh.

Theo Tiến sĩ Kurt Straif từ IARC, không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày đang ngày một ô nhiễm với hỗn hợp các chất có khả năng gây ung thư. Giờ đây, người chúng ta biết rằng sự ô nhiễm đó không chỉ là nguy cơ lớn đối với sức khỏe nói chung mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cái chết vì ung thư.

Trong số các nguyên nhân gây bệnh ung thư thì việc hút thuốc và chế độ dinh dưỡng không hợp lý là hai nguyên nhân quan trọng và gây nhiều loại ung thư nhất.

Thông điệp bảo vệ môi trường

Theo WHO, bằng chứng mới đây nên trở thành thông điệp mạnh mẽ để chính phủ các nước thi hành những biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ môi trường không khíhiện nay.

Tiến sĩ Rachel Thompson, từ quỹ nghiên cứu ung thư quốc tế nhấn mạnh: “Bằng chứng này xác nhận một lần nữa rằng các chính phủ, các nền công nghiệp, các công ty đa quốc gia cần nhanh chóng hướng sự chú ý tới những tác nhân môi trường gây ung thư. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cũng có thể làm nhiều điều để tự mình giảm thiểu khả năng phát triển bệnh như vận động nhiều hơn và tuân theo một chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe”.

Anh Tuấn
(Theo moitruong.com.vn/)
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

Chế độ ăn đúng cách cho người Đái tháo đường

30/07/2024
Chế độ ăn kiêng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo mục tiêu điều trị của bác sĩ.

Tiền đái tháo đường – Nguy cơ và cách phòng tránh

03/05/2024
Làm thế nào để phát hiện tiền ĐTĐ, làm cách nào để phòng chống, có thể điều trị được không?

Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường

03/05/2024
Chỉ số đường huyết (ĐH) sau ăn tăng vọt là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch hàng đầu. Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, kiểm soát chỉ số ĐH sau ăn bình thường và ổn ...