Thalium được sử dụng nhiều trong công nghiệp như điện, điện tử, thủy tinh và sản xuất thuốc diệt chuột, trừ sâu. Trong y tế, nó được dùng như một chất đồng vị phóng xạ để chẩn đoán các khối u ác tính. Năm 1973, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo bỏ sử dụng sulfat thallium trong y tế do độc tính của nó. Tuy nhiên nó vẫn được sử dụng nhiều cho các mục đích khác nhau ở các quốc gia. Muối Thallium được sử dụng trong sản xuất bột màu, thuốc nhuộm, sơn dạ quang, đá quý nhân tạo, kính cửa sổ và ống kính quang học. Do có độc tính mạnh, nhiều người đã dùng nó để tự tử, đầu độc nhằm sát hại hoặc gây ra quái thai ở thai nhi.
Các đường tiếp xúc với Thallium
Giới hạn tiếp xúc:
NIOSH REL: 0,1 mg / m3 TWA
OSHA PEL: 0,1 mg / m3 TWA
ACGIH TLV: 0,1 mg / m3 TWA
IDLH (Immediately dangerous to life and health – mức độ nguy hiểm tức thời): 20 mg TI / m3
TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG
Tiếp xúc với mức độ cao của thallium có thể dẫn đến nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng sau:
Tiếp xúc với thallium nồng độ thấp trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiễm độc mạn tính với các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, trầm cảm, chán ăn, rụng tóc và rối loạn thị giác
Người ta không biết nếu hít thở hoặc ăn thallium ảnh hưởng đến sinh sản của con người. Các nghiên cứu cho thấy chuột ăn thallium trong vài tuần có một số tác dụng sinh sản bất lợi. Dữ liệu động vật cho thấy hệ thống sinh sản nam giới có thể dễ bị tổn thương do mức độ thallium thấp.
XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN
XỬ TRÍ
Loại bỏ nguồn ô nhiễm ngay lập tức, cách li bệnh nhân khỏi nguồn ô nhiễm.
Đánh giá đường thở, hơi thở của bệnh nhân để kiểm soát tình trạng suy hô hấp.
Nếu nuốt phải Thallium trong vòng 30 phút, gây nôn cho bệnh nhân. Sau 1 giờ có thể rửa dạ dày cho người bệnh.
Uống than hoạt tính hoặc Xanh phổ (Xanh Prussian) có công thức hóa học Fe7(CN)18. Chúng có tác dụng giữ cho thallium ra khỏi lưu thông ruột và tăng cường bài tiết chúng vào phân.
Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Xét nghiệm máu và nước tiểu cho bệnh nhân ba lần mỗi tuần để theo dõi sự đào thải.
Vật lí trị liệu để giảm co thắt cơ.
(Nguồn: tổng hợp)