Nhiễm độc AsH3 (Arsine) trong ngành điện tử

Nhiễm độc AsH3 (Arsine) trong ngành điện tử

Ngày cập nhật: 02/05/2024

Đặc tính: AsH3 là chất khí không màu, rất độc, được hình thành bởi phản ứng của các chất chứa Arsen có hydro trong nước hoặc axit. ở nhiệt độ phòng Arsine tồn tại dưới dạng khí. Nó được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất tinh thể bán dẫn và chip máy tính. Người lao động tiếp xúc với AsH3 ở ngưỡng nguy hiểm có thể không biết đến sự có mặt của nó. PEL (giới hạn tiếp xúc cho phép) thấp hơn 10 lần ngưỡng nồng độ mà con người có thể ngửi thấy mùi của nó (mùi tỏi hoặc cá) (ngưỡng mùi > 0.5ppm)

Giới hạn tiếp xúc: Arsine có thể được hấp thụ vào cơ thể qua đường hô hấp. Khi nuốt phải kim loại Arsen, nó tác dụng với axit dạ dày tạo thành khí Arsine. Arsen ít tác động trên da và niêm mạc.

  •         NIOSH REL: giới hạn tiếp xúc trong 15 phút là 0,002 mg /m3
  •        OSHA PEL: TWA (8 giờ) là 0.05 ppm (0.2mg/m3)
  •         ACGIH TLV: 0.05 ppm và hiện đang được đề xuất xuống 0.002 ppm
  •         NIOSH IDLH: 3ppm

Ghi chú: (NIOSH – Viện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp quốc gia, OSHA: cơ quan quản lí an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, ACGIH: Hội nghị chính phủ Mỹ của các chuyên gia về vệ sinh công nghiệp, TWA: thời gian trung bình, TVL: giá trị giới hạn ngưỡng)

Bảng 1: Mối liên quan giữa thời gian và nồng độ tiếp xúc Arsenic gây các biểu hiện cấp tính

  10 phút 30 phút 60 phút 4 giờ 8 giờ
AEGL 1 NR NR NR NR NR
AEGL 2 0.30 ppm 0.21 ppm 0.17 ppm 0.04 ppm 0.02 ppm
AEGL 3 0.91 ppm 0.63 ppm 0.50 ppm 0.13 ppm 0.06 ppm

AEGL (Acute Exposure Guideline Level): Hướng dẫn mức độ tiếp xúc cấp tính, NR: not recommend (không khuyến nghị)

  •        AEGL 1: kích thích, khó chịu. Tuy nhiên các triệu chứng có thể mất đi và không để lại hậu quả khi ngừng tiếp xúc
  •       AEGL 2: để lại tác dụng phụ nghiêm trọng và lâu dài ngay cả khi ngừng tiếp xúc
  •         AEGL 3: ảnh hưởng đe dọa tính mạng hoặc tử vong

Nguy hiểm hóa chất:

Arsine phản ứng với các chất oxy hóa mạnh, dễ cháy, có nguy cơ gây ra cháy nổ

Dưới tác động của ánh sáng và độ ẩm hoặc khi nung nóng, Arsen phân hủy tạo ra khí Arsenic độc hại.

Dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng:

1.     Triệu chứng cơ năng

Các dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc Arsine gồm buồn nôn, nôn mửa và đau bụng dữ dội từ vài phút đến 24 giờ sau khi tiếp xúc tùy liều lượng, triệu chứng vàng da gợi ý phơi nhiễm arsine.

Ngộ độc Arsine gây phá hủy các tế bào máu (tan huyết nội mạch) và có thể dẫn đến suy thận. Ban đầu người bệnh có thể nhiễm mà không có triệu chứng, xét nghiệm thấy hemoglobin niệu.

2.     Triệu chứng toàn thân

* Hô hấp:

  •         Các triệu chứng ban đầu từ nhẹ đến trung bình: nhức đầu, cảm giác khó chịu, khát, run rẩy, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng dữ dội, khó thở, hơi thở mùi tỏi và đỏ kết mạc.
  •         Các triệu chứng ban đầu nặng (xuất hiện trước khi tan huyết): phù phổi, rối loạn thần kinh trung ương, huyết áp hạ, đau cơ và chuột rút.
  •         Khi xuất hiện tình trạng tan huyết: cơ thể suy nhược, đau đầu, run, khát, đau bụng, đau cơ, chán ăn, xét nghiệm có hemoglobin trong nước tiểu vài giờ sau tiếp xúc, vàng da trong vòng 1 hoặc 2 ngày sau đó.

* Tiêu hóa

  •         Arsine tồn tại ở dạng khí ở nhiệt độ phòng, do đó ít hấp thụ qua đường tiêu hóa
  •         Nuốt phải hợp chất của arsen có thể sinh ra khí Arsine trong dạ dày.

* Mắt, da niêm mạc : Tiếp xúc với mắt, da thường không gây độc tính toàn thân.

Các biện pháp dự phòng

  •         Hạn chế tiếp xúc cần thiết (thông gió hoặc giảm nồng độ hơi, khí trong khu vực làm việc, giảm thời gian làm việc…)
  •         Sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân: kính bảo vệ mắt, mặt nạ phòng độc, mặc quần áo bảo hộ, găng tay khi làm việc.
  •         Tắm rửa, vệ sinh thân thể sạch sẽ ngay sau khi làm việc hoặc tiếp xúc với hóa chất. Phải có chỗ vệ sinh gần khu vực làm việc, dán kí hiệu cảnh báo nguy hiểm tại nơi làm việc…

Sơ cứu

*       Khi hít phải khí Arsine

ü  Ngay lập tức cách li bệnh nhân khỏi nguồn tiếp xúc

ü  Đánh giá chức năng hô hấp của bệnh nhân

ü  Đảm bảo đường thở thông thoáng, nếu khó thở cần đến trung tâm y tế ngay để can thiệp kịp thời.

ü  Nếu ngưng thở cần làm hô hấp nhân tạo ngay lập tức

ü  Cho bệnh nhân uống sữa hoặc truyền dung dịch Ringer lactat.

ü  Theo dõi dấu hiệu sinh tồn của người bệnh (mạch, huyết áp, nhiệt độ, hơi thở), theo dõi khí máu động mạch.

ü  Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất

*       Khi nuốt phải hợp chất của Arsen

ü  Ngay lập tức cách li bệnh nhân khỏi nguồn tiếp xúc

ü  Đảm bảo đường thở thông thoáng

ü  Không gây nôn cho bệnh nhân

ü  Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất

*       Khi khí Arsine tiếp xúc với da, niêm mạc

ü  Ngay lập tức cách li bệnh nhân khỏi nguồn tiếp xúc

ü  Trong trường hợp tiếp xúc với Arsenic lỏng (khí nén), loại bỏ quần áo bên ngoài ,rửa vùng tiếp xúc bằng nước ấm, lâu khô bằng khăn sạch và giữ ấm cho bệnh nhân

ü  Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất

*       Khi khí Arsine tiếp xúc với mắt:

ü  Ngay lập tức cách li bệnh nhân khỏi nguồn tiếp xúc

ü  Rửa mắt với nước ấm trong 15 phút

ü  Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất

(Theo www.cdc.gov)

 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

Chế độ ăn đúng cách cho người Đái tháo đường

30/07/2024
Chế độ ăn kiêng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo mục tiêu điều trị của bác sĩ.

Tiền đái tháo đường – Nguy cơ và cách phòng tránh

03/05/2024
Làm thế nào để phát hiện tiền ĐTĐ, làm cách nào để phòng chống, có thể điều trị được không?

Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường

03/05/2024
Chỉ số đường huyết (ĐH) sau ăn tăng vọt là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch hàng đầu. Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, kiểm soát chỉ số ĐH sau ăn bình thường và ổn ...