Môi trường làm việc là một thành phần quan trọng không thể tách rời của người lao động, vì vậy sức khỏe của họ bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện làm việc. Theo WHO, mỗi năm có 4,2 triệu người tử vong do tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Ở khu vực thành thị, ô nhiễm không khí này đang trở thành một vấn đề nhức nhối đặc biệt là ở các thành phố lớn. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn cũng là một vấn đề không thể tránh khỏi khi làm việc tại đường phố. Cảnh sát giao thông là những người chủ chốt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì giao thông hàng ngày nhưng sức khỏe và sự an toàn của họ hiếm khi được chăm sóc và đó là vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện nay.
Các nguồn gây ô nhiễm chính ở thành phố:
Những hậu quả xấu về sức khỏe với ô nhiễm không khí có thể xảy ra do tiếp xúc ngắn hạn hoặc dài hạn. Các khí thải ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bao gồm ozon (O3), nitrogen dioxide (NO2) và sulfur dioxide (SO2). Mặt khác còn phải kể đến “bụi hô hấp” – nguyên nhân chính gây bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp, đó là các hạt bụi có kích thước <5µm và có khả năng đi sâu vào các phế nang.
Theo một nghiên cứu của tạp chí quốc tế về nghiên cứu đa ngành xuất bản năm 2015, số cảnh sát giao thông ở Ấn Độ mắc bệnh về da liễu chiếm khoảng 11,62%. Các bệnh lí về giảm sức nghe ở cảnh sát giao thông chiếm 8,92%, bệnh đường hô hấp (viêm mũi, ho khan, chiếm 24,68% và các bệnh về mắt hay gặp nhất với con số 44,81% và tỉ lệ mắc bệnh ở những người này tăng dần theo số năm làm việc. Một nghiên cứu khác về cảnh sát giao thông ở Bogotá cho thấy tỉ lệ bệnh về đường hô hấp dưới ở nhóm cảnh sát giao thông thường xuyên phải đứng đường cao hơn nhóm cảnh sát giao thông làm việc trong văn phòng. Vì thế cần phải có những chính sách hợp lí cho nhóm đối tượng này nhằm đảm bảo sức khỏe cho họ trong quá trình làm việc.
KHUYẾN NGHỊ
(Nguồn: Tổng hợp)