Hóa chất ép tóc có hại không?

Hóa chất ép tóc có hại không?

Ngày cập nhật: 03/05/2024

Chị tôi thường xuyên thay đổi kiểu tóc. Mỗi tháng một lần chị ấy lại đi ép tóc. Tiếp đó chị ấy sẽ uốn xoăn. Tôi đã bảo chị ấy là làm thế sẽ làm hỏng tóc. Nhưng chị ấy không nghe. Vậy ép tóc là gì và nó có hại không?

Tóc có cấu tạo từ một loại protein gọi là keratin. Keratin cũng có mặt ở các móng tay.Trong tóc, các phân tử keratin tạo thành những thẳng. Những bó này được kết chặt với nhau bằng liên kết disulphid. (Di nghĩa là hai, sunphid nghĩa là có chứa nguyên tố lưu huỳnh. Những liên kết này được tạo thành từ cystein, một axit amin.

Cystein ​​của một phân tử keratin tạo liên kết disulphid với cystein ​​của một phân tử keratin khác bên cạnh nó. Những liên kết này làm cho mái tóc chắc khỏe. Càng có nhiều liên kết disulphid thì tóc càng thẳng.

Ép tóc là gì?

Khi ép tóc, người ta sử dụng một chất gọi là amonium thioglycolat. Đây cũng chính là chất được sử dụng để uốn tóc xoăn.

Amonium thioglycolat chứa một nhóm thiol (-SH) có thể phá vỡ liên kết disulphid qua một quá trình hóa học. Khi liên kết disulphid bị phá vỡ, các bó keratin kết nối trong tóc sẽ bung ra. Chắc chắn là tóc của bạn sẽ bị yếu.

Trong quá trình ép tóc, thợ làm tóc sẽ gội sách tóc của bạn, sau đó bôi chất này lên trong một thời gian ngắn.

Chất muối sẽ làm công việc của nó và làm “lỏng lẻo” sợi tóc.

Sau đó, khi liên kết disulphid, tóc sẽ được là bằng kẹp nóng cho thẳng.

Sau khi đã duỗi thẳng, mái tóc sẽ được tăng cường (dập) để giữ kiểu tóc (thẳng) vĩnh viễn.

Để làm điều đó, một chất ô xi hóa có chứa hydro peroxid để tái lập liên kết disulphid sẽ được bôi lên tóc một lần nữa. Và giờ thì bạn đã có mái tóc thẳng.

Sự khác nhau giữa ép tóc và uốn tóc?

Uốn tóc cũng trải qua qui trình tương tự sử dụng ammonium thioglycolat. Sự khác biệt xảy ra sau khi đầu đã được gội sạch hóa chất. Lúc đó thay vì là thẳng, tóc sẽ được uốn xoăn bằng dụng cụ và sau đó “dập” bằng một hợp chất ô xi hóa.

Điều này có giống như điều trị keratin không?

Không. Điều trị Keratin thực ra là một liệu pháp để lấp đầy những khoảng trống giữa các liên kết disulphide bằng keratin thay vì phá vỡ chúng. Khi đưa keratin vào lớp biểu bì tóc, bạn có thể giảm độ xoăn và cứng của tóc chừng 95%. Điều trị keratin ít gây tổn hại cho tóc. Nó làm cho mái tóc của bạn luôn bóng và khỏe mạnh. Nhưng tác dụng chỉ kéo dài 4-5 tháng.

Ép tóc có an toàn cho tóc không?

Thực sự là không. Trong thực tế, nó có thể làm cho bạn bị hói nếu thực hiện quá thường xuyên và không đúng cách. Nó cũng có thể làm hỏng mái tóc của bạn suốt đời.

Ví dụ, ép tóc khiến tóc phải tiếp xúc với hóa chất và máy sấy có thể làm khô chân tóc. Điều này khiến tóc rất dễ bị gãy, dẫn đến rụng tóc. Đó là lý do tại sao luôn nên ép tóc tại cơ sở có uy tín.

Tóc cũng có thể bị cháy hoặc bị hư hại, chẻ ngọn. Một số người phàn nàn tóc bị rụng cả đám sau khi ép tóc.

Nếu bạn tiếp tục làm tóc bị khô hoặc sấy quá nhiều, điều này có thể dẫn đến rụng tóc vĩnh viễn. Bạn cũng có thể bị dị ứng với các hóa chất, gây ngứa và mụn nước ở da đầu.Đó là lý do tại sao, trước khi ép tóc bạn cần nhận thức được tất cả những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Sự khác nhau giữa ép tóc và duỗi tóc

Duỗi tóc cũng sử dụng kỹ thuật tương tự để phá vỡ và thay đổi các liên kết disulphide. Nhưng duỗi tóc không phải là vĩnh viễn, nó chỉ kéo dài hai hoặc ba tháng. Duỗi tóc cũng sử dụng amonium thioglycolat, nhưng ở pH và nồng độ cao hơn so với trong ép tóc thẳng vĩnh viễn.

Duỗi tóc cũng có thể gây kích ứng và nhiều tác dụng phụ khó chịu khác như trong ép tóc.

Cẩm Tú

Theo Asiaone
theo dantri

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

Chế độ ăn đúng cách cho người Đái tháo đường

30/07/2024
Chế độ ăn kiêng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo mục tiêu điều trị của bác sĩ.

Tiền đái tháo đường – Nguy cơ và cách phòng tránh

03/05/2024
Làm thế nào để phát hiện tiền ĐTĐ, làm cách nào để phòng chống, có thể điều trị được không?

Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường

03/05/2024
Chỉ số đường huyết (ĐH) sau ăn tăng vọt là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch hàng đầu. Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, kiểm soát chỉ số ĐH sau ăn bình thường và ổn ...