Giới thiệu bệnh điếc nghề nghiệp

Giới thiệu bệnh điếc nghề nghiệp

Ngày cập nhật: 02/05/2024

Bệnh ĐNN là một bệnh có tỷ lệ mắc đứng thứ hai trong số các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam; hàng năm có khoảng từ 250 đến 500 trường hợp được Viện giám định Y khoa kết luận là bị bệnh ĐNN.
Nguyên nhân của bệnh ĐNN
Do tiếp xúc với mức tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong môi trường lao động; bệnh không có khả năng hồi phục nhưng có thể dự phòng được bằng các biện pháp đơn giản.

Đặc điểm của bệnh điếc nghề nghiệp.
+ Điếc đối xứng hai bên: ngưỡng nghe chênh không qúa 15 dB (ở 500, 1000,2000 Hz), 30 dB (ở 3000, 4000,6000 Hz)

+ Đường biểu diễn thính lực có khuyết chữ V ở tần số 4000 Hz: Là đặc trưng ở thời kỳ đầu.
+ ĐNN là do tổn thương ốc tai: Điếc tiếp âm; Đường âm khí, xương trùng nhau.
+ ĐNN không hồi phục: Nếu là mệt mỏi thính lực thì có hồi phục.
+ ĐNN không tự tiến triển: Ngừng tiếp xúc, ngừng tiến triển.

Biểu hiện của ĐNN.

+ Giai đoạn đầu (mệt mỏi thính lực):
– Thích ứng, xảy ra sau vài tháng.
– ù tai, suy nhược.
– Có thể hồi phục.
– Giảm ở 4000 Hz

+ Giai đoạn tiềm tàng:
– 1-5 hoặc 7 năm.
– Bệnh nhân khó cảm nhận, phát hiện bằng đo thính lực âm.
– Khuyết chữ V rõ, đỉnh 50-60 dB.
Giai đoạn tiềm tàng gần hoàn toàn:
– Kéo dài 10-15 năm
– Không nghe không nghe được tiếng nói thầm.
– Khuyết chữ V mở rộng đến 2000 Hz.

+ Giai đoạn điếc rõ rệt:
– ù tai, nghe khó khăn
– Khuyết chữ V mở rộng đến 250 Hz
– Ngưỡng đau hạ thấp (Bình thường >120 dB).

+ Thể không điển hình:
+ Không khuyết ở 4000 Hz
+ Đốt cháy giai đoạn.
+ Điếc không đối xứng.
Chẩn đoán bệnh ĐNN.

Chẩn đoán xác định

Yếu tố tiếp xúc:
– Tiếng ồn tại nơi làm viêch vượt quá TCCP.
– Tiếp xúc >3 tháng

Đo thính lực âm hoàn chỉnh.
– Biểu đồ thính lực hình V đáy ở 4000 Hz.
– Nghe kém cả hai tai.
– Đường khí trùng đường xương.

Điều kiện được nhận đền bù bảo hiểm xã hội
– Tiếp âm; hai tai; giảm >35% (Tính thiếu hụt thính lực theo Fowler-Sabine).
– Tiếp xúc >6 giờ/ngày; kéo dài > 6 tháng; bảo đảm >3 tháng.
– Biểu đồ hình V.
Tính % tổn thương cơ thể theo bảng Felmann- Lessing cải biên của Ngô Ngọc Liễn 1983.

Điều kiện chuyển sang công việc khác
(ồn <70 dB)
– Tổng thương >40%
– Giảm >20 dB ở 2048 Hz trên 6 tháng.
– Dưới 27 tuổi, giảm >20%

Chẩn đoán phân biệt
Điếc tuổi già: >40 tuổi giảm 0,5 dB/năm; ngừng tiếp xúc vẫn tiến triển.
Điếc do chấn thương sọ não, do nhiễm độc: hỏi tiền sử
Điếc do chấn thương âm:
Điếc không tăng, tổn thương tiền đình.
Viêm tai:
– Viêm tai giữa: Khí dưới xương, tổn thương màng nhĩ.
– Viêm tai trong: có thể như ĐNN, hay kèm tổn thương tiền đình.
– Xốp xơ tai: Hỗn hợp

Biện pháp dự phòng.
Biện pháp kỹ thuật: Giảm từ nguồn, cách ly; hấp thụ, sắp xếp.
Biện pháp phòng hộ cá nhân: Cuối cùng; nút bao tai; phòng nghỉ; thời gian.
Biện pháp y tế

– Phát hiện sớm biểu hiện bệnh
+ Nghiệm pháp mệt mỏi thính lực: Đo ở 1000Hz; bình thường <5dB.
+ Đo thính lực sơ bộ: Đo khí 1000, 4000 Hz; nghi ngờ 50-60 dB.
– Nguyên tắc đo thính lực hoàn chỉnh:
+ Đo khi nghi ngờ; âm nền 35 dB; nghỉ 6 giờ
+ Đo khí; ở 1000 Hz; sau thứ tự 1000,2000,4000,8000;250,500.
Ngưỡng nghe trung bình ở 500, 1000, 2000 Hz không quá 25 dB.
Giám sát kiểm tra môi trường lao động:
Không quá 85 dBA/ 8 giờ
Tuyên truyền giáo dục.

Trung tâm SKNN

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

Chế độ ăn đúng cách cho người Đái tháo đường

30/07/2024
Chế độ ăn kiêng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo mục tiêu điều trị của bác sĩ.

Tiền đái tháo đường – Nguy cơ và cách phòng tránh

03/05/2024
Làm thế nào để phát hiện tiền ĐTĐ, làm cách nào để phòng chống, có thể điều trị được không?

Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường

03/05/2024
Chỉ số đường huyết (ĐH) sau ăn tăng vọt là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch hàng đầu. Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, kiểm soát chỉ số ĐH sau ăn bình thường và ổn ...