Cần tây: Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ HA. Cần tây dùng loại càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt). Chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml.
Hành tây: trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm THA của catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối natri trong cơ thể nên làm giảm HA. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.
Cải cúc: là loại rau thông dụng, có hương thơm chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và hạ HA nên rất thích hợp với người bị THA có kèm theo đau và nặng đầu. Người THA nên dùng làm rau ăn hằng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày khoảng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều.
Nấm hương và nấm rơm: là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và hạ HA, rất thích hợp cho người bị THA.
Mộc nhĩ: mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thực phẩm rất có lợi cho người bị THA. Hằng ngày, người mắc THA có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng.
Rau muống: chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và HA trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho người bị THA có kèm theo triệu chứng đau đầu.
Cần tây: Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ HA. Cần tây dùng loại càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt). Chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml.
Hành tây: trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm THA của catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối natri trong cơ thể nên làm giảm HA. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.
Cải cúc: là loại rau thông dụng, có hương thơm chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và hạ HA nên rất thích hợp với người bị THA có kèm theo đau và nặng đầu. Người THA nên dùng làm rau ăn hằng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày khoảng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều.
Nấm hương và nấm rơm: là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và hạ HA, rất thích hợp cho người bị THA.
Mộc nhĩ: mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thực phẩm rất có lợi cho người bị THA. Hằng ngày, người mắc THA có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng.
Rau muống: chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và HA trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho người bị THA có kèm theo triệu chứng đau đầu.
Cà rốt: có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định HA. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho người bị THA có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.
Đậu Hà Lan và đậu xanh: là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị THA. Hằng ngày, người THA có thể dùng giá hoặc đậu Hà Lan, rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng đậu xanh hầm với hải đới hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống THA. Cà chua: có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và hạ HA. Nó là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống THA rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt. Cần giảm bớt các món mặn, nhiều muối Với người THA, mỗi ngày nên ăn ít hơn 6g muối (bình thường mỗi người dùng 4.000 – 6.000mg natri/ngày – khoảng từ 10g – 15g muối). Chế độ dinh dưỡng giảm mặn sẽ giúp giảm được từ 2 – 8mmHg huyết áp. Hạn chế các chất béo làm tăng lượng mỡ xấu cơ thể như: da, tim, cật, gan, óc động vật. Nên dùng chất béo thực vật. Không nên dùng rượu, bia (nếu dùng thì chỉ ở mức độ vừa phải) sẽ giúp giảm được từ 2 – 4mmHg huyết áp. Hoạt động thể lực đều đặn như đi bộ chừng 30 phút/ngày, giúp giảm từ 4 – 9mmHg huyết áp. Người bệnh cần có đời sống thoải mái về tinh thần, tránh lo âu, căng thẳng… Theo SK$DS (BS. NGUYỄN NGỌC ANH) |