Intra-arterial Interrention (tạm dịch: Kỹ thuật can thiệp động mạch xâm lấn), gọi tắt là IAI hay còn gọi kỹ thuật thông tắc động mạch. Trong kỹ thuật này, người ta dùng một sợi dây và thuốc để thông tắc cục máu đông động mạch (thông dòng máu). Mục đích là đưa thuốc vào để tiêu diệt khối u nên còn được ví là hóa trị liệu cục bộ.
Kỹ thuật RFA
Kỹ thuật RFA (radiofrequency ablation) là kỹ thuật dùng sóng cao tần tiêu hủy khối u bằng nhiệt tạo bởi sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều tần số sóng âm thanh (200-1.200 MHz). Nguồn điện từ máy được truyền vào khối u qua một điện cực dạng kim (needle electrode) và sinh nhiệt. Nhiệt do ma sát làm khô mô xung quanh dẫn đến mất nước tế bào, gây hoại tử đông kết khối u. Tùy thuộc vào kích thước của khối u, người ta phải thực hiện nhiều cua điều trị khác nhau để phá hủy hoàn toàn khối u. Lợi thế đợt kỹ thuật này là ít gây biến chứng nặng, tỉ lệ biến chứng nhẹ khoảng 2-3%.
Kỹ thuật nhiệt động
Kỹ thuật nhiệt động (Cryoablation) là thủ thuật ngược với kỹ thuật RFA nói trên vì nó dùng nhiệt độ thấp và mang lại hiệu quả cao bởi khối u dễ bị tiêu diệt trong môi trường lạnh dưới -100oC. Trong kỹ thuật này, người ta dùng một chiếc kim tiêm chứa khối cầu đá, kim tiêm có kích thước 1,7mm; 2,4mm; 3,8mm và được chọn dựa trên kích thước khối u. Quả cầu đá nằm trong mũi kim nhằm tiêu diệt các tế bào khối u.
Công nghệ nano
Công nghệ nano (Nanotechnology) là kỹ thuật mới, chưa phổ biến, chỉ được dùng cho một nhóm bệnh nhân, đặc biệt là ở những nước phát triển, nhưng nó lại được xem là giải pháp công nghệ có triển vọng cao nhất. Về nguyên tắc, công nghệ nano sử dụng các loại dược phẩm nano hoặc siêu nano để giúp cơ thể hấp thụ thuốc tốt. Ví dụ, trong kỹ thuật hóa trị liệu hiện đang áp dụng, số lượng thuốc đi vào các khối u chỉ đạt 50% nhưng nếu bằng công nghệ nano, hiệu quả thuốc hấp thụ có thể đạt 80-90%, trong khi đó, phản ứng phụ lại không đáng kể.
Kỹ thuật PSR
PSR (Planting seeds radiopartikel) tạm dịch là kỹ thuật trồng hạt giống PSR. Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng công cụ gieo hạt, những hạt này có kích thước nhỏ hơn hạt gạo, trong đó có chứa nguyên tố phóng xạ như các hạt ion bằng sự trợ giúp của một chiếc kim tiêm.
Liệu pháp gen
Một trong những yếu tố gây bệnh ung thư mà con người đã biết là do các gen gây ra. Ví dụ, ung thư lưỡi, vòm họng là do gen Kekurangab P53, ung thư phổi là thiếu gen EGFR hoặc ung thư kết tràng do thiếu gen K-ras…, vì vậy, bằng liệu pháp gen, người ta có thể bổ sung thêm những gen thiếu hụt này để giúp cơ thể không mắc bệnh. Gần đây, nhờ kỹ thuật nói trên, khoa học đã chữa được nhiều loại bệnh, ví dụ như bạch cầu bằng cách sử dụng chính các tế bào máu của người bệnh để tiêu diệt tế bào ung thư có trong cơ thể, hoặc chữa bệnh ung thư da, ung thư vùng đầu cổ… đã mang lại những kết quả rất đáng khả quan, tuy nhiên, kỹ thuật này hiện nay mới chỉ được phép thử nghiệm lâm sàng.
NAM KHẮC(Theo MMC, 5/2012)