Bệnh sạm da nghề nghiệp

Bệnh sạm da nghề nghiệp

Ngày cập nhật: 02/05/2024

Thế nào là bệnh sạm da nghề nghiệp?

Bệnh sạm da nghề nghiệp là quá trình bệnh lý làm tăng lượng hắc tố bình thường của da, biểu hiện bằng những dát thâm da liên quan đến chất tiếp xúc  ( chất quang động)  với tỏc động của ánh sáng mặt trời . Bệnh thường phỏt ở cỏc vựng da hở như mặt, cổ, thỏi dương, cẳng, cổ tay rất mất mỹ quan nhất là đối với nam nữ thanh niên, làm họ thiếu tự tin trong giao tiếp. Đây không chỉ là vấn đề sức khỏe mà cũng là vấn đề tâm lý xã hội cần được quan tâm. Hắc tố là những hạt không đều, sinh ra từ các tế bào nằm ở lớp tế bào đáy thuộc thượng bì của da .
Trong bệnh sạm da, da chuyển từ màu bình thường qua màu vàng sáng đến màu nâu đen, cuối cùng là màu thâm sạm dưới tác động của ( tia tử ngoại )  ánh nắng mặt trời.

Bệnh sạm da nghề nghiệp ở nước ta được công nhận là bệnh nghề nghiệp được đền bù từ năm 1991.

Những công việc có nguy cơ mắc bệnh:

 Bệnh thường gặp trong các công việc khi tiếp xúc với : Xăng, dầu hỏa, dầu nhờn, dầu mazut, dầu đá phiến, benzen, parafin, nhựa than, acridin, anthracen, nhựa đường, bitum, creosot, hơi hydrocacbua, bạc, chì, asen, than đen, sa thạch, hóa chất cao su, hợp chất lưu huỳnh, phenol, bức xạ ion hóa… đó là những chất quang động.

 Biểu hiện lâm sàng:

+ Triệu chứng toàn thân: Thường biểu hiện trước các triệu chứng ngoài da, người mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ, ăn kém ngon, trí nhớ giảm, xút cân, năng suất lao động giảm. Bệnh nhân có cảm giác ngứa, nóng rát tại các vùng tổn thương.

+ Triệu chứng ngoài da:
– Khởi đầu là giai đoạn đỏ da, rồi đến các dát thâm.  Da sạm xuất hiện ở phần da hở hoặc vùng tiếp xúc. Da khô, sạm thâm hình mạng lưới, có vùng da teo xen kẽ, da bong vảy và giãn mạch rõ.

Chẩn đoán bệnh :

– Những người làm việc ở môi trường có hơi và bụi  hydrocacbua cao quá giới hạn cho phép (0,30mg/l) hoặc tiếp xúc với các chất quang động.
– Biểu hiện ngoài da:  Da khô, sạm thâm hình lưới, có vùng da teo, bong vảy, dãn mạch; da sạm ở vùng tiếp xúc hoặc vùng da hở; ngứa, nóng rát tại các vùng tổn thương.
– Toàn thân: Mệt mỏi, sút cân, thiểu lực, trí nhớ giảm, nhịp tim chậm, huyết áp hạ.
– Đo liều sinh vật dương tính < 4 phút; Porphyrin niệu từ 22,7 – 8,3g/l.

Điều trị: 

– Bôi kem  có chứa hydroquinol như Leucodilin B, Domina, Mayfair
– Uống sinh tố C liều cao, các loại sinh tố  B1, B6, A, D…
– Các loại chống Ôxy hóa như Selen phus hoặc L. Cystin… .

Dự phòng: 

– Thay đổi nguyên liệu hoặc thời gian làm việc để tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh (Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng , tia tử ngoại ).
– Cải thiện môi trường làm việc, thông gió hút bụi…,
– Trang bị đầy đủ và sử dụng hiệu quả quần áo bảo hộ lao động,
– Dùng thuốc bảo vệ da như kem chống nắng, Paba, oxybenzon, dioxybenzon…

Theo Tạp chí Bảo hộ lao động số tháng 7/2012

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tin liên quan

Chế độ ăn đúng cách cho người Đái tháo đường

30/07/2024
Chế độ ăn kiêng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo mục tiêu điều trị của bác sĩ.

Tiền đái tháo đường – Nguy cơ và cách phòng tránh

03/05/2024
Làm thế nào để phát hiện tiền ĐTĐ, làm cách nào để phòng chống, có thể điều trị được không?

Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường

03/05/2024
Chỉ số đường huyết (ĐH) sau ăn tăng vọt là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch hàng đầu. Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, kiểm soát chỉ số ĐH sau ăn bình thường và ổn ...