Nicotin có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường:Đường hô hấp (Nicotin được hấp thu rất nhanh chóng qua đường hô hấp, đây là đường quan trọng trong nhiễm độc nghề nghiệp), đường tiêu hoá (thường gây nhiễm độc cấp do tai nạn), qua da lành và qua niêm mạc mắt.
Khi người lao động tiếp xúc với Nicotin có thể gây bệnh nhiễm độc Nicotin cấp tính hoặc mạn tính, nhưng chủ yếu là nhiễm độc Nicotin mạn tính
Nhiễm độc Nicotin cấp tính:Thường xảy ra khi người lao động làm việc trong môi trường có nồng độ nicotin vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn theo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, thường có những biểu hiện lâm sàng như:
– Chóng mặt, nhức đầu dữ dội, mặt xanh tái.
– Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
– Ứa nước bọt, vã mồ hôi lạnh.
– Tim đập nhanh, huyết áp tăng, đau vùng tim.
– Rối loạn thị giác, thính giác.
– Rung mi mắt, run tay, chuột rút.
Nhiễm độc Nicotin mạn tính: Người lao động làm việc trong môi trường có nồng độ nicotin vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc theo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, thường có thể có các triệu chứng sau:
– Tâm căn suy nhược;
– Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, nhức mắt, giảm thị lực;
– Viêm da mạn tính dị ứng;
– Tim mạch: Hạ huyết áp, tăng huyết áp, loạn nhịp ngoại tâm thu, nhịp chậm, tổn thương động mạch vành;
– Tiêu hóa: buồn nôn, ăn không ngon miệng, khó tiêu, tiêu chảy, ợ chua, đau thượng vị;
– Hô hấp: viêm phế quản mạn tính, rối loạn thông khí phổi.
Cận lâm sàng
– Nicotin niệu > 0,3 mg/L đối với người không hút thuốc và nicotin niệu > 1,2 mg/L đối với người hút thuốc (lấy mẫu ngay sau ca làm việc);
– Hoặc cotinin niệu > 0,5 mg/L đối với người không hút thuốc và > 1,2mg/L đối với người hút thuốc (lấy mẫu 24 giờ trong tuần làm việc).
Các biện pháp dự phòng
Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp cũng có đặc điểm chung như những bệnh nghề nghiệp khác là rất khó điều trị và thường để lại hậu quả nặng nề, và hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với nhiễm độc Nicotin. Vì vậy, công tác dự phòng vẫn luôn phải được trú trọng hàng đầu
* Biện pháp kỹ thuật:
– Thông gió, hút bụi thường xuyên là biện pháp chính để làm giảm nồng độ Nicotin, bụi thuốc lá tại các nhà máy thuốc lá, làm giảm nguy cơ nhiễm độc .
– Vệ sinh các phân xưởng thuốc lá: tường, trần nhà, nền nhà (phun ẩm và hút bụi bằng máy).
* Biện pháp cá nhân:
– Mặc quần áo, đeo các trang thiết bị bảo hộ lao động: đi găng tay, khẩu trang, đi ủng…
– Thực hiện vệ sinh cá nhân trong và sau ca làm việc: thay quần áo, tắm gội đặc biệt chú ý đối với phụ nữ.
– Khí có các triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm độc phải sớm trình báo cho cơ quan quan y tế để kiểm tra xác định.
* Biện pháp y tế:
– Tuyển chọn công nhân vào làm việc tiếp xúc với Nicotin phải khoẻ mạnh, không bị các bệnh lý về da, bệnh lý mạn tính đường hô hấp các bệnh lý tim mạch và thần kinh.
– Tổ chức khám bệnh định kỳ để phân công lại lao động hoặc chuyển việc một cách hợp lý. Cho đi xác định và điều trị những người nghi ngờ bị nhiễm độc, đã bị nhiễm độc nghề nghiệp tại các cơ sở y tế chuyên nghành.
– Định kỳ xác định nồng Nicotin tại môi trường lao động .
Nicotin có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường:Đường hô hấp (Nicotin được hấp thu rất nhanh chóng qua đường hô hấp, đây là đường quan trọng trong nhiễm độc nghề nghiệp), đường tiêu hoá (thường gây nhiễm độc cấp do tai nạn), qua da lành và qua niêm mạc mắt.
Khi người lao động tiếp xúc với Nicotin có thể gây bệnh nhiễm độc Nicotin cấp tính hoặc mạn tính, nhưng chủ yếu là nhiễm độc Nicotin mạn tính
Nhiễm độc Nicotin cấp tính:Thường xảy ra khi người lao động làm việc trong môi trường có nồng độ nicotin vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn theo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, thường có những biểu hiện lâm sàng như:
– Chóng mặt, nhức đầu dữ dội, mặt xanh tái.
– Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
– Ứa nước bọt, vã mồ hôi lạnh.
– Tim đập nhanh, huyết áp tăng, đau vùng tim.
– Rối loạn thị giác, thính giác.
– Rung mi mắt, run tay, chuột rút.
Nhiễm độc Nicotin mạn tính: Người lao động làm việc trong môi trường có nồng độ nicotin vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc theo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, thường có thể có các triệu chứng sau:
– Tâm căn suy nhược;
– Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, nhức mắt, giảm thị lực;
– Viêm da mạn tính dị ứng;
– Tim mạch: Hạ huyết áp, tăng huyết áp, loạn nhịp ngoại tâm thu, nhịp chậm, tổn thương động mạch vành;
– Tiêu hóa: buồn nôn, ăn không ngon miệng, khó tiêu, tiêu chảy, ợ chua, đau thượng vị;
– Hô hấp: viêm phế quản mạn tính, rối loạn thông khí phổi.
Cận lâm sàng
– Nicotin niệu > 0,3 mg/L đối với người không hút thuốc và nicotin niệu > 1,2 mg/L đối với người hút thuốc (lấy mẫu ngay sau ca làm việc);
– Hoặc cotinin niệu > 0,5 mg/L đối với người không hút thuốc và > 1,2mg/L đối với người hút thuốc (lấy mẫu 24 giờ trong tuần làm việc).
Các biện pháp dự phòng
Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp cũng có đặc điểm chung như những bệnh nghề nghiệp khác là rất khó điều trị và thường để lại hậu quả nặng nề, và hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với nhiễm độc Nicotin. Vì vậy, công tác dự phòng vẫn luôn phải được trú trọng hàng đầu
* Biện pháp kỹ thuật:
– Thông gió, hút bụi thường xuyên là biện pháp chính để làm giảm nồng độ Nicotin, bụi thuốc lá tại các nhà máy thuốc lá, làm giảm nguy cơ nhiễm độc .
– Vệ sinh các phân xưởng thuốc lá: tường, trần nhà, nền nhà (phun ẩm và hút bụi bằng máy).
* Biện pháp cá nhân:
– Mặc quần áo, đeo các trang thiết bị bảo hộ lao động: đi găng tay, khẩu trang, đi ủng…
– Thực hiện vệ sinh cá nhân trong và sau ca làm việc: thay quần áo, tắm gội đặc biệt chú ý đối với phụ nữ.
– Khí có các triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm độc phải sớm trình báo cho cơ quan quan y tế để kiểm tra xác định.
* Biện pháp y tế:
– Tuyển chọn công nhân vào làm việc tiếp xúc với Nicotin phải khoẻ mạnh, không bị các bệnh lý về da, bệnh lý mạn tính đường hô hấp các bệnh lý tim mạch và thần kinh.
– Tổ chức khám bệnh định kỳ để phân công lại lao động hoặc chuyển việc một cách hợp lý. Cho đi xác định và điều trị những người nghi ngờ bị nhiễm độc, đã bị nhiễm độc nghề nghiệp tại các cơ sở y tế chuyên ngành.
– Định kỳ xác định nồng Nicotin tại môi trường lao động .
Theo Ths. Đinh Thục Nga
Khoa Bệnh nghề nghiệp
Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường