Thứ tư 04/10/2023

DỊCH VỤ KHÁM BỆNH NGHỀ NGHIỆP - XÉT NGHIỆM NHIỄM ĐỘC NGHỀ NGHIỆP - KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT

Việt Nam English
DANH MỤC
Dịch vụ Khám sức khỏe
Trợ giúp doanh nghiệp
Bệnh Nghề nghiệp
Bệnh chuyên khoa
Nghiên cứu khoa học
Tin tức thời sự
Giới thiệu Sản phẩm
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
ĐỐI TÁC

 
Trang chủ > Nghiên cứu khoa học > Hướng nghiên cứu >

   Hội thảo phương pháp luận đề tài: “Nghiên cứu xác định mức độ nhiễm etylbenzen qua sản phẩm chuyển hóa axit phenylglyoxylic trong nước tiểu ở người lao động có tiếp xúc”

 Sáng 06/04/2018, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã tổ chức Hội thảo phương pháp luận đề tài nghiên cứu KHCN cấp TLĐ: " Nghiên cứu xác định mức độ nhiễm etylbenzen qua sản phẩm chuyển hóa axit phenylglyoxylic trong nước tiểu ở người lao động có tiếp xúc" do ThS. Vũ Xuân Trung – Trung tâm sức khỏe nghề nghiệp làm chủ nhiệm đề tài. TS. Đỗ Trần Hải - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài Viện.
 

 
ThS. Vũ Xuân Trung thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo tóm tắt phương pháp luận đề tài
 

Etylbenzen là dạng đồng đẳng của benzen và được công nhận là tác nhân gây bệnh nghề nghiệp. Etylbenzen có thể gây ra ảnh hưởng cấp tính như buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu... hay ảnh hưởng mạn tính kéo dài. Việc xác định etylbenzen trực tiếp là khó khăn do chúng thường xuyên lẫn trong các dung môi khác nhau như trong benzen hay xylen. Tại Việt Nam hiện nay chưa có giám sát môi trường và giám sát sinh học đối với các lao động có tiếp xúc nghề nghiệp với chất này đặc biệt với các lao động trong môi trường sản xuất sơn. Trên thế giới, hiện nay đã sử dụng sản phẩm chuyển hóa của etylbenzen trong nước tiểu là axit mandelic và axit phenlglyoxylic là chỉ số giám sát sinh học cho những người có tiếp xúc với etylbenzen. Do vậy, việc thực hiện đề tài là có ý nghĩa thực tiễn và cấp thiết cao nhằm xác định được mức độ nhiễm etylbenzen ở người lao động có tiếp xúc tại cơ sở nghiên cứu; xác định được cơ sở dữ liệu về sản phẩm chuyển hóa axit mandelic và axit phenlglyoxylic ở trong nước tiểu và đề xuất sử dụng làm chỉ số giám sát sinh học.

Sau khi nghe ThS. Vũ Xuân Trung thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo tóm tắt phương pháp luận nghiên cứu khoa học của đề tài, nhóm nghiên cứu đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi quý báu, có ý nghĩa thiết thực từ các chuyên gia, các nhà khoa học nhằm hoàn thiện phương pháp luận về việc nghiên cứu xác định mức độ nhiễm etylbenzen qua sản phẩm chuyển hóa axit phenylglyoxylic trong nước tiểu ở người lao động có tiếp xúc.

Kết luận tại Hội thảo, TS. Đỗ Trần Hải nhấn mạnh: Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Nhóm tác giả cũng đã cố gắng để hoàn thiện tốt phương pháp luận nghiên cứu, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế thiếu sót cần phải chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp: Xác định và làm rõ các cỡ mẫu để tiến hành nghiên cứu đối với nhóm tiếp xúc và nhóm không tiếp xúc. Đối với việc đo đạc đánh giá môi trường, các chỉ số môi trường, các chỉ số liều tiếp xúc cần phải viết rõ ràng, mạch lạc theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, thường quy kỹ thuật nào. Nên cập nhật các tài liệu tiếng Việt về các nghiên cứu trong nước về các vấn đề có liên quan thể hiện tính cấp thiết của đề tài. Phần tổng quan nên bổ sung các ưu nhược điểm của các phương pháp xét nghiệm mức độ nhiễm etylbenzen trong và ngoài nước. Phần phương pháp nghiên cứu nên mô tả chi tiết hơn .... Và đề nghị nhóm tác giả nghiên cứu bổ sung và chỉnh sửa theo góp ý của các chuyên gia, các nhà khoa học để đề tài thực hiện tốt hơn, có tính khoa học và theo đúng tiến độ đã đề ra.

Kết thúc Hội thảo, nhóm nghiên cứu đã nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học để đề tài thực hiện tốt trong thời gian tới

 
TTĐ

(Nguồn tin: Vnniosh.vn)
Tags:

  Thông tin khác

  +  Nghiệm thu cấp cơ sở để tài KHCN cấp Tổng Liên đoàn mã số: Mã số: 216/08/TLĐ ( 06/02/2018 )
  +  Hội nghị nghiệm thu đề tài KHCN cấp cơ sở do Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp thực hiện ( 31/05/2016 )
  +  Khảo sát lượng Mangan trong máu của công nhân luyện phôi thép ( 11/04/2015 )
  +  Nghiên cứu ảnh hưởng của rung động đến sức khỏe người lao động ( 24/04/2013 )
  +  Nghiên cứu tình trạng sức khỏe và sức nghe của NLĐ tiếp xúc với DMHC ( 24/04/2013 )
  +  Nghiên cứu xây dựng phòng khám sức khoẻ nghề nghiệp lưu động ( 26/04/2012 )

 
Tìm kiếm
Tin bài nổi bật
Phòng xét nghiệm - Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 15189:2012 Phòng xét nghiệm - Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 15189:2012
Khám chữa bệnh miễn phí cho người lao động Khám chữa bệnh miễn phí cho người lao động
CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH ĐƯỢC CẤP PHÉP KHÁM, ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH ĐƯỢC CẤP PHÉP KHÁM, ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
DỊCH VỤ KHÁM BỆNH NGHỀ NGHIỆP DỊCH VỤ KHÁM BỆNH NGHỀ NGHIỆP
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2015 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2015
Đối tác
Khách online: 13
Tổng truy cập: 6023693

 
Trang chủ Sản phẩm Dịch vụ Khám sức khỏe Trợ giúp doanh nghiệp Bệnh Nghề nghiệp Bệnh chuyên khoa Nghiên cứu khoa học Liên hệ Lên đầu trang
TRUNG TÂM SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
       + Địa chỉ: Số 216 đường Nguyễn Trãi, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
       + Điện thoại: 024.35540494;  Fax: 024.35544.010; Email: khamdinhky@gmail.com
       + Liên hệ cung cấp dịch vụ: 098.5253.115  
       + Liên hệ xét nghiệm bệnh nghề nghiệp: 0867.116.069 
 
- Văn phòng khu vực phía Nam:
       
Tại Phân viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động tại TP. HCM
        Số 124 -126 Đường Lê Lai, Q1 - TP. HCM
Văn phòng khu vực miền Trung:
       
 
Tại Phân viện Bảo hộ lao động và Bảo vệ môi trường tại miền Trung và Tây Nguyên
        Số 178 Triệu Nữ Vương - TP. Đà Nẵng

Thông tin đăng tải chỉ để tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý