Các bài thuốc cổ truyền có hiệu quả nhất:
Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của rung động đến sức khỏe người lao động làm việc với các thiết bị rung cầm tay. Đề xuất các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của rung động
Mã số: 203/05/TLĐ
Chủ nhiệm: TS. Hoàng Thị Minh Hiền, Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
- Đánh giá điều kiện lao động và sức khoẻ của người lao động sử dụng thiết bị rung cầm tay.
- Đề xuất cơ sở khoa học của một số chỉ tiêu chẩn đoán sớm đối với bệnh rung nghề nghiệp và mức cho phép đối với rung cục bộ.
NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
- Đánh giá điều kiện an toàn vệ sinh lao động: khảo sát quy trình công nghệ khai thác than; quan trắc thời gian thao tác của NLĐ với thiết bị rung cầm tay; đo đạc & đánh giá mức rung động lan truyền theo cánh tay.
- Đánh giá sức khỏe của NLĐ sử dụng thiết bị rung cầm tay: phòng vấn các triệu chứng thường gặp ở NLĐ; khám lâm sàng cơ-xương – khớp; đo cảm nhận rung, đo cảm nhận đau, soi mao mạch ngón tay, chụp x- quang xương khớp bàn tay, cổ tay, khuỷu tay.
- Đề xuất cơ sở khoa học của một số chỉ tiêu chẩn đoán sớm BRCNN và mức cho phép đối với rung cục bộ.
KẾT QUẢ VÀ SẢN PHẨM CHỦ YẾU CỦA ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu được tiến hành trên công nhân sử dụng các thiết bị rung cầm tay làm công việc khai thác than trong hầm lò. Kết quả nghiên cứu cho thấy, họ phải đối mặt với các nguy cơ: sập hầm, cháy nổ và nhiều yếu tố THNN khác như: bụi, ồn và rung trong suốt ca làm việc. Rung động lan truyền theo cánh tay gây ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ được thể hiện qua “Hội chứng" bao gồm: Rối loại thần kinh cảm giác ngoại vi, rối loạn trương lực mạch ngoại vi và các tổn thương cơ – xương – khớp. Trong đó, rối loạn thần kinh cảm giác ngoại vi là biểu hiện chủ yếu, trong khi bệnh ngón tay trắng có biểu hiện không rõ nét, ở thể tiềm tàng.
Nhóm tác giả đề nghị cần nghiên cứu một số chỉ tiêu chẩn đoán sớm trong BRCNN để NLĐ được phát hiện, điều trị sớm ở giai đoạn sớm của bệnh.
ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG, ÁP DỤNG:
Các kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học để nghiên cứu chỉ tiêu chẩn đoán sớm BRCNN cho người lao động tiếp xúc với rung động lan truyền theo cánh tay ở các nước có vi khí hậu nóng ẩm.
Nguồn: Kỷ yếu 40 năm thành lập Viện BHLĐ
|