Bệnh ĐNN là một bệnh có tỷ lệ mắc đứng thứ hai trong số các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam; hàng năm có khoảng từ 250 đến 500 trường hợp được Viện giám định Y khoa kết luận là bị bệnh ĐNN.
Nguyên nhân của bệnh ĐNN Do tiếp xúc với mức tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong môi trường lao động; bệnh không có khả năng hồi phục nhưng có thể dự phòng được bằng các biện pháp đơn giản.
Đặc điểm của bệnh điếc nghề nghiệp. + Điếc đối xứng hai bên: ngưỡng nghe chênh không qúa 15 dB (ở 500, 1000,2000 Hz), 30 dB (ở 3000, 4000,6000 Hz)
+ Đường biểu diễn thính lực có khuyết chữ V ở tần số 4000 Hz: Là đặc trưng ở thời kỳ đầu.
+ ĐNN là do tổn thương ốc tai: Điếc tiếp âm; Đường âm khí, xương trùng nhau.
+ ĐNN không hồi phục: Nếu là mệt mỏi thính lực thì có hồi phục.
+ ĐNN không tự tiến triển: Ngừng tiếp xúc, ngừng tiến triển.
Biểu hiện của ĐNN.
+ Giai đoạn đầu (mệt mỏi thính lực): - Thích ứng, xảy ra sau vài tháng.
- ù tai, suy nhược.
- Có thể hồi phục.
- Giảm ở 4000 Hz
+ Giai đoạn tiềm tàng: - 1-5 hoặc 7 năm.
- Bệnh nhân khó cảm nhận, phát hiện bằng đo thính lực âm.
- Khuyết chữ V rõ, đỉnh 50-60 dB.
Giai đoạn tiềm tàng gần hoàn toàn:
- Kéo dài 10-15 năm
- Không nghe không nghe được tiếng nói thầm.
- Khuyết chữ V mở rộng đến 2000 Hz.
+ Giai đoạn điếc rõ rệt: - ù tai, nghe khó khăn
- Khuyết chữ V mở rộng đến 250 Hz
- Ngưỡng đau hạ thấp (Bình thường >120 dB).
+ Thể không điển hình: + Không khuyết ở 4000 Hz
+ Đốt cháy giai đoạn.
+ Điếc không đối xứng.
Chẩn đoán bệnh ĐNN.
Chẩn đoán xác định
Yếu tố tiếp xúc: - Tiếng ồn tại nơi làm viêch vượt quá TCCP.
- Tiếp xúc >3 tháng
Đo thính lực âm hoàn chỉnh. - Biểu đồ thính lực hình V đáy ở 4000 Hz.
- Nghe kém cả hai tai.
- Đường khí trùng đường xương.
Điều kiện được nhận đền bù bảo hiểm xã hội - Tiếp âm; hai tai; giảm >35% (Tính thiếu hụt thính lực theo Fowler-Sabine).
- Tiếp xúc >6 giờ/ngày; kéo dài > 6 tháng; bảo đảm >3 tháng.
- Biểu đồ hình V.
Tính % tổn thương cơ thể theo bảng Felmann- Lessing cải biên của Ngô Ngọc Liễn 1983.
Điều kiện chuyển sang công việc khác (ồn <70 dB)
- Tổng thương >40%
- Giảm >20 dB ở 2048 Hz trên 6 tháng.
- Dưới 27 tuổi, giảm >20% Chẩn đoán phân biệt Điếc tuổi già: >40 tuổi giảm 0,5 dB/năm; ngừng tiếp xúc vẫn tiến triển.
Điếc do chấn thương sọ não, do nhiễm độc: hỏi tiền sử
Điếc do chấn thương âm:
Điếc không tăng, tổn thương tiền đình.
Viêm tai:
- Viêm tai giữa: Khí dưới xương, tổn thương màng nhĩ.
- Viêm tai trong: có thể như ĐNN, hay kèm tổn thương tiền đình.
- Xốp xơ tai: Hỗn hợp
Biện pháp dự phòng. Biện pháp kỹ thuật: Giảm từ nguồn, cách ly; hấp thụ, sắp xếp.
Biện pháp phòng hộ cá nhân: Cuối cùng; nút bao tai; phòng nghỉ; thời gian.
Biện pháp y tế
- Phát hiện sớm biểu hiện bệnh + Nghiệm pháp mệt mỏi thính lực: Đo ở 1000Hz; bình thường <5dB.
+ Đo thính lực sơ bộ: Đo khí 1000, 4000 Hz; nghi ngờ 50-60 dB.
- Nguyên tắc đo thính lực hoàn chỉnh:
+ Đo khi nghi ngờ; âm nền 35 dB; nghỉ 6 giờ
+ Đo khí; ở 1000 Hz; sau thứ tự 1000,2000,4000,8000;250,500.
Ngưỡng nghe trung bình ở 500, 1000, 2000 Hz không quá 25 dB.
Giám sát kiểm tra môi trường lao động:
Không quá 85 dBA/ 8 giờ
Tuyên truyền giáo dục.
+ Địa chỉ: Số 216 đường Nguyễn Trãi, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
+ Điện thoại: 024.35540494; Fax: 024.35544.010; Email: khamdinhky@gmail.com
+ Liên hệ cung cấp dịch vụ:098.5253.115 + Liên hệ xét nghiệm bệnh nghề nghiệp: 0867.116.069
- Văn phòng khu vực phía Nam: Tại Phân viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động tại TP. HCM Số 124 -126 Đường Lê Lai, Q1 - TP. HCM - Văn phòng khu vực miền Trung: Tại Phân viện Bảo hộ lao động và Bảo vệ môi trường tại miền Trung và Tây Nguyên Số 178 Triệu Nữ Vương - TP. Đà Nẵng
Thông tin đăng tải chỉ để tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý